Chương trình khuyến mãi Năm 2023

Chương trình khuyến mãi được triển khai áp dụng trên toàn hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.

Togico là đơn vị hàng đầu phân phối và cung ứng thực phẩm nhập khẩu cho thị trường Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng với những sản phẩm, hàng hóa thiết yếu, tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

[Togico x Javimar] Hôm nay ăn gì cùng TOGICO

Chào mừng bạn đến với chuyên mục Hôm nay ăn gì cùng TOGICO, chúng mình không biết tại sao lại gặp bạn ở đây, nhưng thôi chúng ta bắt đầu làm BÁNH XẾP CÁ NGỪ và BÁNH NƯỚNG VỚI CÁ MÒI MINI JAVIMAR-TÂY BAN NHA nha!

BÁNH XẾP CÁ NGỪ JAVIMAR – TÂY BAN NHA:

Giáng sinh sắp tới gần, Togico bọn mình collab với Javimar bật mí đến các bạn món Bánh xếp nhân cá ngừ Javimar/ Tây Ban Nha, cùng đón giáng sinh cùng chúng mình nghen.

Dành cho những ai trót yêu hương vị ẩm thực Tây Ban Nha. Bánh xếp với phần nhân được làm từ 100% cá ngừ hiệu Javimar có độ ngọt tự nhiên và chắc chắn không chứa các chất phụ gia có hại cho sức khỏe.

Vỏ bánh giòn thơm khi chiên và mềm dẻo khi hấp.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa bên trong và bên ngoài tạo nên một món ăn bắt vị ngay từ miếng đầu tiên!

Nguyên liệu dành cho ai đó cần:

Cá ngừ 1kg – Javimar/ Tây Ban Nha

Dầu Olive Extra Virgin 1L – Fragata/ Tây Ban Nha

Hành Tây (Cắt nhỏ)

Cà chua (Xắt nhỏ hột lựu)

Vỏ bánh xếp

Trứng luộc (Cắt nhỏ)

Tiêu xay và gia vị (Tuỳ tâm mỗi chúng mình nghen)

 

TAPAS CÁ MÒI MINI JAVIMAR – TÂY BAN NHA

Nguyên liệu dành cho ai đó cần:

Cá mòi mini  – Javimar/ Tây Ban Nha

Dầu Olive Extra Virgin 1L – Fragata/ Tây Ban Nha

Hành lá (Cắt nhỏ)

Ớt chuông xanh hoặc vàng tuỳ theo sở thích (Cắt ớt vừa khuôn bánh mì)

Tiêu xay và gia vị (Tuỳ tâm khẩu vị nhà mình nha)

Lưu ý: Có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào lò nướng và thưởng thức đúng điệu phong cách Tây Ban Nha

Bài toán của bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại

Do hạn chế về quy mô và sự phân tán của thị trường bán lẻ, người tiêu dùng Việt đang phải chi trả cao hơn cho nhu yếu phẩm.

Theo số liệu từ Vụ Thị trường trong nước, kênh thương mại truyền thống Việt Nam đang chiếm 90% toàn ngành bán lẻ. Kênh bán hiện đại chỉ khoảng 8%, đa phần ở thành thị. Trong khi đó, tỷ trọng của hệ thống bán lẻ hiện đại ở Thái Lan là 34%, Malaysia 60% còn Singapore đến 90%.

Hiện phần lớn người tiêu dùng Việt sắm nhu yếu phẩm hàng ngày tại chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ. Đại diện Sở Thương mại Hà Nội cho biết cả nước đang có hơn 8.700 chợ và 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa. Dù tỷ trọng áp đảo, kênh thương mại truyền thống lại có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn, khoảng 2-3%. Kênh bán hiện đại chỉ chiếm xấp xỉ 8% nhưng phát triển nhanh chóng với hai chữ số.

Hàng hóa tại VinCommerce đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng”.

Bán lẻ hiện đại tăng trưởng nhanh chóng được cho là nhờ sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu, với GDP 5.000 USD một người mỗi năm và tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh, dự kiến đạt mức 50% tổng dân số vào năm 2024.

Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sau Covid-19 cũng là yếu tố đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này. Người tiêu dùng ngày càng chuộng mua hàng tại nhà, giao hàng tận nơi. Ý thức cao về sức khỏe khiến khách chọn các cửa hàng hiện đại, uy tín, bảo đảm vệ sinh hay chấp nhận thanh toán không tiền mặt.

Thách thức của bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại

Do hạn chế về quy mô và sự phân tán của thị trường bán lẻ, người Việt đang phải chi trả cao hơn cho nhu yếu phẩm, nhà sản xuất cũng tốn nhiều chi phí cho logistic.

Cụ thế, chi phí logistic tại Việt Nam hiện chiếm 17%, trong khi Thái Lan khoảng 13% và Mỹ 8%. Từ đó, người tiêu dùng phải trả thêm 15-20% cho các nhu cầu thiết yếu, nhà sản xuất cũng chi trả cao hơn 15-20%.

Hệ thống bán lẻ VinCommerce đặt mục tiêu đạt lợi nhuận dương trong năm 2021.

Ngay cả lĩnh vực tài chính cũng có nhiều bất cập khi chưa phổ biến ở nông thôn. Ước tính, có hơn 60% người tiêu dùng chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản. Trong khi ấy dù phổ biến những năm gần đây, thương mại điện tử chưa có vai trò mạnh mẽ ở mảng nhu yếu phẩm. Đa số hàng hóa được đặt mua qua mạng không thiết yếu.

Thương mại điện tử – lĩnh vực được kỳ vọng thay đổi thói quen tiêu dùng tại Việt Nam – chỉ chiếm 2% thị phần và không có chuỗi cung ứng đến tận nông thôn. Ngược lại với thực trang ở Mỹ và Trung Quốc, thương mại điện tử dần dẫn dắt thị trường bán lẻ. Đà dịch chuyển mạnh mẽ lên nền tảng trực tuyến bắt kịp với sự bùng nổ của internet, kết nối di động và smartphone.

Theo VECOM, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 15% vào năm 2020 (tương đương 13,2 tỷ USD), được dự đoán tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021, thậm chí đến năm 2025. Đây là cơ hội lớn cho các chuỗi bán lẻ trong nước mở rộng kinh doanh online.

Nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm “tất cả trong một”

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Công ty The CrownX – nền tảng hợp nhất mảng bán lẻ tiêu dùng của Masan – trình bày tầm nhìn 2021-2025 của công ty.

“The CrownX là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết, hợp lực để tạo thành nền tảng kinh doanh thông suốt. Vì vậy, The CrownX được coi là chương đầu tiên trong hành trình ‘Point of Life’ mà Masan đang xây dựng”, ông Thắng nói.

Nền tảng này không chỉ có điểm bán hiện hữu (offline) mà còn tích hợp với điểm bán trực tuyến (online). Ban lãnh đạo Masan Group nhấn mạnh: chiến lược của The CrownX là offline-to-online chứ không phải ngược lại. Trọng tâm của Masan là nhu yếu phẩm, coi đây là nền tảng cốt lõi để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Từ đó, họ có thể mở rộng phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác như: tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe… “Những nhu cầu trên chiếm đến 50% chi tiêu tiêu dùng của người Việt”, ông Thắng nói.

Cung cấp dịch vụ tài chính cũng là một phần trong nền tảng tích hợp này và đối tác của Masan là Techcombank. Tận dụng độ thâm nhập của mạng lưới bán lẻ hiện đại, doanh nghiệp đặt mục tiêu chuyển đổi ít nhất 1.500 cửa hàng thành điểm cung cấp dịch vụ tài chính, phủ sóng từ thành thị đến nông thôn.

Hiện Techcombank cũng có xấp xỉ 5 triệu người dùng. Nếu liên kết với các nền tảng khác từ offline sang online như thương mại điện tử, The CrownX có thể đạt mục tiêu tiếp cận 30-50 triệu khách hàng.

Theo đại diện Masan, khi tích hợp phục vụ các nhu cầu thiết yếu trên cùng một nền tảng, đồng thời nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng, người tiêu dùng có thể mua sắm nhu yếu phẩm với giá rẻ hơn 15-20% so với hiện tại, còn nhà sản xuất tiết kiệm 15-20% chi phí.

Năm 2021, VinCommerce vạch kế hoạch cụ thể nhằm củng cố nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại và mang lại tăng trưởng lợi nhuận bền vững gồm: cải thiện biên lợi nhuận thương mại lên mức 2% thông qua ký kết với các nhà cung cấp chiến lược; tìm nguồn hàng tươi sống trực tiếp;triển khai mô hình cửa hàng kiểu mẫu trên quy mô toàn quốc trước quý 2; nâng cấp mô hình chuỗi cung ứng châm hàng tự động…

 

Chuyển đổi số – giải pháp khôi phục ngành bán lẻ hậu Covid-19

Gần 100 lãnh đạo doanh nghiệp cùng các chuyên gia FPT Software và FPT Smart Cloud thảo luận, tìm ra giải pháp chuyển đổi số cho ngành bán lẻ.

Tại hội thảo trực tuyến “Digital Retail Platform x FPT Cloud: Bộ đôi giải pháp chuyển đổi số mạnh mẽ cho ngành bán lẻ”, các chuyên gia cho biết ngành hàng này chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch. Số liệu thống kê CBRE Việt Nam cho thấy đợt dịch Covid-19 đầu tiên khiến doanh thu bán lẻ giảm tới 30% ở nhiều lĩnh vực.

Lý do, thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi. Thay vì lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị hay chợ truyền thống, họ chuyển sang trang bán trực tuyến và đa kênh. Đồng thời danh mục chi tiêu bị cắt giảm và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu, đi kèm với yêu cầu khắt khe về trải nghiệm mua hàng nhanh chóng, tiện lợi, đồng nhất.

Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và yêu cầu trải nghiệm khách hàng, cùng những khó khăn nội tại như thiếu hụt nguồn nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng… buộc các doanh nghiệp bản lẻ phải chuyển mình để tồn tại.

Chuyên gia bàn về giải pháp cho ngành bán lẻ. Ảnh chụp màn hình

Ông Nguyễn Quốc Lực – Giám đốc mảng Digital Retail Platform, FPT Software nhận định chuyển đổi số ngành bán lẻ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh số hóa sẽ giúp đơn vị nhanh chóng nắm bắt những biến động của thị trường nhằm tối ưu hóa vận hành và thúc đẩy quá trình khôi phục, phát triển.

Digital Retail Platform – giải pháp tổng thể cho ngành bán lẻ

Những biến chuyển hiện nay yêu cầu mỗi đơn vị phải chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tăng cường trải nghiệm khách hàng đa kênh, trong đó bán hàng online là cách thức chủ đạo. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tầm nhìn, chiến lược và nền tảng công nghệ phù hợp chuyển đổi số, nhất là nhóm vừa và nhỏ.

Nhận biết những rào cản và thách thức đặc thù nêu trên, các chuyên gia công nghệ của FPT Software đã nghiên cứu và phát triển Digital Retail Platform – nền tảng số dành riêng cho doanh nghiệp theo phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen.

Ưu điểm của Digital Retail Platform. Ảnh chụp màn hình

Giải pháp giúp các nhà bán lẻ tạo một trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng với hệ thống quản lý kinh doanh đa kênh xuyên suốt từ online tới offline. Hệ thống tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI, IOT, chatbot cùng khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, giúp thấu hiểu nhu cầu khách hàng và đưa ra những chương trình ưu đãi phù hợp trên các kênh.

Quy trình quản lý và vận hành của doanh nghiệp cũng đơn giản, tối ưu hóa nhờ hàng loạt hệ thống tiện ích trên một nền tảng duy nhất, gồm: hệ thống lõi bán lẻ tự động, quản lý chuỗi cửa hàng và cung ứng, quản lý quy trình liên phòng ban…

Một ưu điểm lớn của Digital Retail Platform là khả năng nâng cấp và mở rộng linh hoạt. Tùy theo mô hình buôn bán và nhu cầu sử dụng, đội ngũ chuyên gia của FPT sẽ nghiên cứu, thiết kế riêng cho công ty nhằm đảm bảo hiệu suất cao nhất của hệ thống với mức chi phí tiết kiệm.

Nền tảng đám mây thế hệ mới FPT Cloud

Với đặc thù kinh doanh theo vụ mùa, nhiều đơn vị bán lẻ gặp tình trạng sụt giảm doanh thu và số lượng khách hàng do hạ tầng công nghệ kém linh hoạt, không đáp ứng biến động thị trường lẫn hoạt động kinh doanh. Điều cần nhất lúc này là một nền tảng hạ tầng mạnh mẽ và linh hoạt.

Ông Trương Văn Quang – Chuyên gia chiến lược công nghệ, FPT Smart Cloud khẳng định với nền tảng đám mây thế hệ mới đạt chuẩn quốc tế, FPT Cloud đáp ứng mọi yêu cầu đặc thù của thị trường bán lẻ và nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp có thể an tâm triển khai các ứng dụng, tùy chỉnh tài nguyên theo nhu cầu mà không cần lo lắng về các vấn đề vận hành hệ thống và bảo mật thông tin với sự hỗ trợ 24/7 từ các chuyên gia FPT.

Nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả. Ảnh chụp màn hình

Câu chuyện của Chuỗi cửa hàng thực phẩm đông lạnh Quốc Nam là minh họa cụ thể về sự thành công trong kinh doanh nhờ chuyển đổi số. Ông Diệp Thái Nguyên – Giám đốc Quốc Nam cho biết, sau gần hai năm ứng dụng giải pháp chuyển đổi số từ FPT, toàn bộ hệ thống và quy trình bán lẻ thủ công đã thay thế bằng quy trình quản trị số toàn diện.

“Từ khâu nhập hàng, kiểm hàng, buôn bán, tiếp cận và chăm sóc khách hàng, đến quản lý, điều tiết nhân sự đều ứng dụng giải pháp số nhằm tăng hiệu quả”, ông Nguyên nói.

Không chỉ giúp tối ưu hóa vận hành, giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm gấp đôi nguồn lực. Tăng trưởng doanh thu năm 2021 đạt 50% so với năm ngoái, nhờ việc nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường và phản hồi của khách hàng thông qua hệ thống báo cáo, phân tích.

Các chuyên gia FPT sẽ hỗ trợ tư vấn khi triển khai giải pháp. Ảnh: FPT

Các siêu thị kêu ‘khó khăn đủ đường’

Duy trì chuỗi cung ứng trong bối cảnh chật vật vì thiếu nhân lực, gánh lỗ thời gian dài, các siêu thị muốn được giãn, giảm thuế, hạ giá xét nghiệm.

Tại Hội nghị giữa lãnh đạo TP HCM với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sáng 20/8, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam cho biết, 8 thành viên trong tập đoàn đang gặp hàng loạt khó khăn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Những khó khăn đáng chú ý theo ông là việc thiếu nhân lực vận hành hệ thống do người lao động sinh sống trong các vùng cách ly y tế, nghi nhiễm Covid-19; thiếu hụt lực lượng giao hàng (shipper), khó giao hàng liên quận ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho khách hàng, đặc biệt là các kênh online.

Hệ thống cũng đang phải đối diện chi phí cao cho các hoạt động xét nghiệm Covid-19; các quy định chưa được phố biến và áp dụng đồng nhất tại các trạm kiểm soát giao thông trong các vùng xanh của thành phố mặc dù nhân viên và nhà cung cấp đã xuất trình thẻ và giấy xác nhận làm việc của công ty.

Bên cạnh đó, hoạt động của trung tâm thương mại – một trong những lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn cùng nhiều đối tác thuê “gặp rất nhiều khó khăn” vì phải ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hợp đồng thuê và hiện chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam tại hội nghị sáng 20/8. Ảnh: TTBC TP HCM

Do đó, ông Furusawa Yasuyuki đưa ra hàng loạt kiến nghị, bao gồm: kéo giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, với lộ trình lui khoàng 3 – 6 tháng; tăng tỷ lệ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, bên cạnh các chính sách đã được Chính phủ công bố.

Liên quan đến các biện pháp chống dịch, phía Aeon Việt Nam được giảm giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19, để giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp. Công ty cho biết, một số đơn vị phải xét nghiệm 3 ngày một lần, có tháng lên đến 10 lần với phí xét nghiệm hiện tại trung bình từ 1.5 triệu – 3 triệu mỗi nhân viên. Thành phố cũng cần tiếp tục hỗ trợ ưu tiên phân bổ và tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động đang làm việc tại các hệ thống bán lẻ phân phối hàng hóa thiết yếu.

Ngoài ra, hệ thống bán lẻ này cho rằng, nên tổ chức các chương trình ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để kích cầu. Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19 khi nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, nên xem xét tối ưu và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, để đẩy nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty FDI.

“Hiện tại số lượng hàng hóa lưu kho, ứ đọng, chưa thể nhập khẩu còn rất nhiều do một số đơn vị cơ quan hải quan và hoạt động thông quan đang phải tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu chúng ta không sớm có giải pháp, khả năng tình hình sẽ rất khó khăn cho cả 2 phía: cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, ông Furusawa Yasuyuki nhận định.

Cũng cho rằng đang khá khó khăn, Saigon Co.op mong cơ quan thuế xem xét ưu đãi hoặc giãn thuế cho các hệ thống siêu thị. Song song đó, tăng cường ưu tiên tiêm vaccine mũi 2 cho nhân viên bán lẻ để họ yên tâm phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân.

Trước đó, nhà bán lẻ này cho biết lợi nhuận 2 tháng gần đây âm nặng vì trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng. Hàng loạt chi phí “khủng” đặc thù mùa dịch phát sinh cũng là khó khăn lớn cho siêu thị như chi phí xét nghiệm nhanh và chuyên sâu liên tục cho nhân viên, tài xế, chế độ chính sách cho người lao động mùa dịch, phí shipper giao hàng tăng cao. Ngoài ra, hàng loạt siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food phải đóng cửa khi xuất hiện ca nhiễm… khiến doanh thu không ổn định, các nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng.

TP HCM đã bước qua 42 ngày giãn cách xã hội. Theo dự báo vào đầu tháng 8 của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 TP HCM có khả năng âm thay vì dương như năm 2020. Rất nhiều chỉ tiêu khác để cấu thành GRDP cũng khó đạt được kế hoạch đặt ra.

Tất cả ngành kinh tế, từ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh và có chiều hướng giảm sâu so với cùng kỳ. Hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm đến nay, đã có hơn 21.000 doanh nghiệp trên địa bàn đã giải thể.

“Nếu chúng ta không có những giải pháp ứng phó một cách toàn diện, mạnh mẽ và kịp thời, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa là rất lớn”, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan, đánh giá.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, thành phố đã tổ chức tiêm vaccine cho 85% lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, và đã có kế hoạch tiêm mũi 2 và tiêm thêm 15% những công nhân đã chưa tiêm mũi 1.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đề xuất Bộ Y tế rút gọn quy trình tiêm vaccine, và tốc độ tiêm có thể lên 300.000 mũi mỗi ngày. Công nhân của doanh nghiệp bên ngoài các khu cũng sẽ được tiêm tất cả. Dự kiến, hết quý III sẽ tiêm 75% dân số độ tuổi trên 18 tuổi.

Về các vấn đề về thủ tục, hỗ trợ tài chính, thuế, ông Phong cho biết, do vấn đề thuế vượt quá thẩm quyền của thành phố nên UBND sẽ gửi Chính phủ về vấn đề này, và sẽ quan tâm để kịp tháo gỡ cho doanh nghiêp.

 

Tham quan quốc đảo Phú Quốc

Hàng năm, công ty cổ phần kinh doanh và chế biến thực phẩm Toàn Gia Hiệp Phước lại tổ chức chuyến du lịch nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Các hoạt động team building ngoài bãi biển resort.

100% Hài lòng

Togico chăm chút cho chất lượng sản phẩm của mình để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Giá thành phải chăng

Chúng tôi mang hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế đến với người dùng trong nước với một mức giá hợp lý.

Giao hàng linh hoạt

Togico có hệ thống kho vận và phương tiện vận tải được đầu tư có quy mô để đảm bảo giao hàng đến các đối tác nhanh nhất.

Chính sách hậu mãi

Với sứ mệnh: Uy tín - Chất lượng - An toàn Thực phẩm. TOGICO cam kết luôn mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

TOAN GIA HIEP PHUOC TRADING COMPANY LIMITED

Thông tin công ty
Liên hệ
Số trụ sở chính

(+84) - 283 8997703

Trụ sở chính: Tầng 19, P.1901 Saigon Trade Center, số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: togico@togico.vn

Số chi nhánh

(+84) - 243 7833252

Chi nhánh Hà Nội: 63 Phố Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Việt Nam
Email: togico@togico.vn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin tin tức về các chương trình hợp tác và khuyến mãi

Copyright © 2022 TOGICO. All Rights Reserved.

Add to cart